Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 12 kết quả

"Chín tháng mười ngày": Tình mẫu tử thiêng liêng

Ngày phát hành 14:35 | 11/1/2022

Lượt nghe: 899

Trong kiệt tác U mộng ảnh của danh sĩ Trương Trào, có một câu được nhiều người tâm đắc: “Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”. Điều ấy cũng có nghĩa là, văn chương luôn luôn đồng hành cùng nỗi đau của con người, biết cúi xuống tận cùng để lắng nghe những buồn thương của bao số phận. Người phụ nữ mang tên Hảo trong truyện ngắn của Vũ Đảm chúng ta vừa nghe là một số phận như thế. Tên chị là Hảo nhưng cuộc đời của chị lại không được suôn sẻ, tốt đẹp như nhiều người. Vừa là gái lỡ thì lại vừa xấu, chị Hảo bị lừa tình rồi bị phụ bạc, người tình bỏ lại chị cùng giọt máu trong bụng đang lớn dần từng ngày. Chị Hảo bị giằng xé giữa hai lựa chọn: giữ đứa trẻ lại hay bỏ đi. Sau cùng, mặc cho những người thân trong gia đình, cụ thể là các anh trai quyết liệt phản đối, bắt phải bỏ cái thai, Hảo vẫn quyết định giữ lại đứa trẻ và vùng chạy khỏi phòng hút điều hòa. May mắn cho Hảo khi cuộc đời luôn có những người tốt bụng, sẵn sàng mở vòng tay để giúp đỡ chị một cách vô tư. Nhưng những lòng tốt như vậy đôi khi cũng không thể kéo dài được mãi, Hảo cuối cùng cũng bị đẩy ra đường trong hoàn cảnh sắp đến ngày sinh nở. Và sự lựa chọn cuối cùng của chị vẫn phải là trở về nhà, chấp nhận mọi búa rìu sẵn sàng đổ xuống đầu. Thật bất ngờ khi các anh trai của Hảo không nhiếc mắng gì, lại giao cho Hảo nhiệm vụ kéo dài sự sống của ông ngoại để phục vụ cho những mưu đồ chính trị của họ. Và điều bất ngờ lớn nhất là câu nói cuối cùng của ông ngoại trước khi lìa đời, đã khuyên Hảo kiếm lấy một đứa con để nương tựa lúc về già, điều ấy như một đảm bảo vàng cho sự an toàn của Hảo, ngược lại hẳn với ý định ban đầu của các anh trai bắt Hảo phải bỏ thai. Kịch tính của truyện được đẩy lên tột độ chính khi ông ngoại trút hơi thở cuối cùng cũng là lúc Hảo trở dạ trong cơn xúc động nghẹn ngào, và tiếng khóc chào đời của đứa trẻ cũng đồng thời vang lên trong chính căn phòng của ông ngoại. Một thông điệp nhân văn và sâu sắc mà tác giả muốn gửi tới mỗi người đọc: Sự sống của mỗi sinh linh luôn là điều vĩ đại nhất, nó vượt lên trên mọi tính toán hèn mọn về danh lợi. Không ai có quyền tước đoạt khát vọng được làm mẹ, không ai được phép hủy hoại những mầm sống bé bỏng vô tội. Câu chuyện chúng ta vừa nghe càng lay động lòng người hơn nữa bởi nó được kể lại bằng giọng của chính đứa bé trong hành trình chào đời đầy gian nan của mình (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Đứa con của núi": Tình mẫu tử thiêng liêng

Ngày phát hành 14:31 | 30/8/2021

Lượt nghe: 1084

Truyện ngắn có một cốt truyện khá giản dị, dễ theo dõi. Một gia đình vùng sơn cước nhận được khoản tiền đền bù lớn cho việc giải phóng mặt bằng, nhưng rồi bà mẹ nghe lời ngon ngọt dụ dỗ đã nhận lời cho vay tín dụng với lãi suất cao. Kết quả là tiền của gia đình không những mất hết mà bản thân còn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Khi biết rõ cơ sự, ông bố lên cơn đau tim đột ngột qua đời. Bà mẹ vào tù, bỏ lại hai chị em Mận và Khánh phải về ở với dì Bảy là người em kết nghĩa của bố. Câu chuyện được kể xoay quanh việc miêu tả các hoạt động và trạng thái cảm xúc của nhân vât chính – Mận. Gia đình rơi vào cảnh ly tán, Mận không thoát khỏi cảm xúc oán hận mẹ, ghét mẹ dù vẫn có những lúc thương mẹ, lo lắng cho cuộc sống của mẹ trong trại giam. Mận lại đem lòng yêu thương Phú, con trai của dì Bảy, mặc dù dì Bảy còn chưa ủng hộ việc hai đứa yêu nhau bởi theo dì chúng vẫn còn trẻ, chưa đủ sự ổn định để bước vào cuộc sống gia đình. Khi chú Hai Bườn đến báo tin mẹ Mận đã được ra tù, cảm xúc đầu tiên của Mận vẫn là sự chối từ, chưa thể tha lỗi cho mẹ, không muốn nhận mẹ. Nhưng đến khi dì Bảy nhắc Mận cứ đọc thư của mẹ đi xem mẹ nói gì thì trong Mận mới vỡ òa cảm xúc như giọt nước làm tràn ly nước. Tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng được khơi dậy mãnh liệt, không gì có thể thay thế. Câu chuyện giản dị được Hương Văn kể bằng giọng điệu chân mộc, thân tình, ấm áp của những người nông dân thật thà, chất phác, đậm chất Nam Bộ. Trong cơn khó khăn hoạn nạn, họ sẵn sàng giúp nhau hết mình, không hề tính toán cân đo. Dì Bảy không phải máu mủ họ hàng ruột thịt, vậy mà đã đứng ra lo liệu tang ma cho bố Mận, kêu gọi mọi người cùng ủng hộ tiền bạc để lo liệu công việc. Sau đó lại đưa chị em Mận về nhà mình để cưu mang, nuôi nấng. Sự sum họp của ba mẹ con Mận vì thế là một tất yếu khi những con người lao động chất phác ấy đều mang trong mình một cái gốc của lòng yêu thương và chia sẻ. Ai trong đời cũng có lúc mắc sai lầm, điều quan trọng là dám thừa nhận sai lầm ấy, vượt qua nó và sẵn sàng làm lại từ đầu. Cái kết của Đứa con của núi vì thế có thể xem là một kết thúc có hậu để mở ra nhưng hy vọng mới cho cuộc sống của ba mẹ con Mận, cũng có thể là cho cả đại gia đình khi Mận và Phú trong tương lai sẽ thành vợ thành chồng (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Tình cảm gia đình thiêng liêng trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 713

Tình cảm gia đình thiêng liêng được bồi đắp trong trái tim mỗi con người, góp phần làm nên sức mạnh và niềm tin yêu cuộc sống. Tình cảm thiêng liêng ấy được đặt trong bối cảnh chiến tranh lại càng nổi bật, đậm đà. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đem đến cho chúng ta niềm xúc động ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2020)

“Ân tình của mẹ”: Thấm đượm tình mẫu tử thiêng liêng

“Ân tình của mẹ”: Thấm đượm tình mẫu tử thiêng liêng

Ngày phát hành 23:44 | 6/4/2021

Lượt nghe: 1436

Ca khúc “Ân tình của mẹ” do nhạc sĩ Ngọc Khuê phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thành Vinh. (Điểm hẹn văn nghệ 13/3/2021)

“Đứa con người điên”: Tình mẫu tử thiêng liêng

“Đứa con người điên”: Tình mẫu tử thiêng liêng

Ngày phát hành 10:27 | 9/5/2023

Lượt nghe: 1020

Truyện ngắn “Đứa con người điên” của tác giả Tịnh Vũ là một câu chuyện buồn nhưng không bi luỵ. Bất kì người đàn bà nào sinh ra trên thế gian này cũng có quyền làm mẹ, dù họ có tật nguyền hay lâm vào hoàn cảnh thế nào. Người mẹ có thể khiếm khuyết nhưng đứa con là hạt ngọc đối với họ, người mẹ nào mà không yêu thương đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Một người mẹ bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần, đứa con nhỏ thơ ngây được người mẹ ấy sinh ra lại càng là niềm an ủi lớn lao, là điểm tựa để họ sống. Nhân danh những thứ tốt đẹp nhưng cũng không thể tước đi quyền làm mẹ, quyền được yêu thương chăm sóc đứa con mình. Chi tiết đứa con nhỏ bị người ta bắt đi và người mẹ phản kháng bằng cách không ăn không uống, tự huỷ hoại bản thân mình là hành động mang ý chí và tình cảm mãnh liệt và chứng tỏ người mẹ ấy không hề điên. Sự đấu tranh mạnh mẽ và tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã chiến thắng những toan tính ích kỉ, vật chất. Sự trở về của đứa con vừa là niềm vui tột cùng của người mẹ, vừa là minh chứng rằng tình người, sự yêu thương mới là điều đáng quý nhất đối với mỗi cá nhân và gia đình họ đang sống. Câu chuyện ám ảnh người đọc, người nghe, chạm đến lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta và từ đó, chúng ta nhận ra những giá trị tốt đẹp, lòng yêu thương, tình người đã nâng đỡ con người vượt qua những sóng gió cuộc đời…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Ngắm mẹ”: Tình cảm thiêng liêng không tả xiết bằng lời

“Ngắm mẹ”: Tình cảm thiêng liêng không tả xiết bằng lời

Ngày phát hành 11:4 | 22/9/2023

Lượt nghe: 295

Ca khúc “Ngắm mẹ”, nhạc sĩ Trần Nhật Dương phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà báo Trần Nhật Minh. Là hai người đồng nghiệp, anh - em thân thiết tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Trần Nhật Dương và nhà báo Trần Nhật Minh đã có nhiều mối lương duyên thơ - nhạc. Ca khúc “Ngắm mẹ” là một trong những cái duyên ấy. Khi đọc bài thơ “Ngắm mẹ” của nhà báo Trần Nhật Minh, nhạc sĩ Trần Nhật Dương xúc động và đồng cảm. Ông nhìn thấy hình ảnh của chính mình và nhiều người con trong ấy. (Điểm hẹn văn nghệ)

“Trở dạ”: Tình mẫu tử thiêng liêng

“Trở dạ”: Tình mẫu tử thiêng liêng

Ngày phát hành 9:21 | 19/11/2021

Lượt nghe: 902

Truyện ngắn là những mảnh kí ức lẫn lộn đan xen giữa những cơn đau đẻ của cô gái Dịu. Chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó trong cuộc đời Dịu. Cha Dịu tham gia chiến trường chống Mỹ và bị nhiễm chất độc da cam. Di chứng đến đời thứ 3 mới thấy khi đứa bé trong bụng Dịu bị dị tật. Ngay từ những ngày ấu thơ, những cơn điên dại vì vết thương chiến tranh của cha đã ám ảnh Dịu. Và giờ đây khi cô mang thai thì nỗi đau đó càng đau nhức. Với giọng văn góc cạnh, dữ dội bởi hình ảnh đan xen quá khứ, thực tại, tác giả thế hiện nỗi đau đớn cả tinh thần và thể xác của nhân vật Dịu. Cô phải đấu tranh nội tâm ghê gớm giữa việc giữ lại hay bỏ cái thai đi. Mang thai, sinh con là thiên chức và cũng là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Mỗi sinh linh khi được thai nghén đều có quyền được sống, được cuộc đời chào đón. Tuy sợ hãi nhưng cuối cùng tình yêu mãnh liệt của người mẹ khiến Dịu quyết định sẽ giữ đứa con lại. Một quyết định dũng cảm bởi một tương lai không biết như thế nào đang đón đợi cô phía trước. Truyện ngắn viết về cơn trở dạ của một người phụ nữ nhưng thể hiện nỗi đau của chiến tranh với những người lính và gia đình của họ. Chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã hòa bình nhưng đâu đó trên đất nước vẫn còn người hi sinh, thương tật vì bom đạn trong lòng đất. Vẫn còn biết bao tiếng khóc, nỗi đau khóc như cô gái Dịu khi chịu di chứng da cam ác độc. Không khí truyện ngắn khá u ám, ảm đạm với nhiều hình ảnh, cảm xúc tiêu cực. Nhưng phần cuối truyện với tiếng khóc chào đời của đứa bé có lẽ là tia sáng thắp lên một tương lai (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Bài thơ "Quả ngọt cuối mùa": Tình cảm bà cháu thiêng liêng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2017

Lượt nghe: 2922

Trong các tác phẩm văn học viết về tình cảm gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm bà cháu thì có rất nhiều nhà thơ nói đến, chúng mình đã từng được đọc, được học như "Tiếng gà trưa" của thi sĩ Xuân Quỳnh; "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt...Trong số đó, bài thơ "Quả ngọt cuối mùa" của nhà thơ Võ Thanh An cũng đã chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà. (Văn nghệ thiếu nhi 18/9/2017)

Bản di chúc thiêng liêng

Bản di chúc thiêng liêng

Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2019

Lượt nghe: 713

Trong suốt thế kỷ 20 đầy bão táp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở vị trí một người đứng đầu Đảng, đứng đầu nhà nước, luôn sát cánh cùng quân và dân trên mọi đầu sóng ngọn gió, là nguồn động viên tinh thần vô cùng thiêng liêng ấm áp đối với tiền tuyến và hậu phương. Người đã trải qua bao đêm trắng, đau nỗi đau của nhân dân, hạnh phúc với hạnh phúc của nhân dân. Tâm nguyện đi thăm Miền Nam, Người chưa thực hiện được. Nhân dân miền Nam, nhân dân mọi miền đất nước đã thay Người thực hiện tâm nguyện đó, thực hiện Di chúc Người để lại... ((Tiếng thơ 24/08/2019)

Truyện "Những tấm lòng cao cả": Tình mẫu tử thiêng liêng (Buổi 35)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2017

Lượt nghe: 620

Thật cảm động biết bao khi cậu bé Mac-cô đã thay cha lên đường đi tìm mẹ. Mười bảy ngày lênh đênh trên biển, vượt trùng dương từ Ý sang Ác-hen-ti-na xa xôi cũng không khiến Mac-cô nản lòng. Khi đặt chân sang bờ bên kia của Đại Tây Dương, Mac-cô lạc giữa những con phố ở thành phố Buê-nốt- Ai- réc, nơi mà mẹ cậu làm thuê. Cuối cùng, sau những khó khăn tìm đường, Mac-cô như đổ vỡ khi nghe tin chủ nhà- nơi mà mẹ cậu làm thuê đã mất và không biết rằng mẹ cậu đã chuyển đi đâu cả. (Văn nghệ thiếu nhi 08/12/2017)

Truyện ngắn "Không có tên": Tình mẫu tử thiêng liêng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018

Lượt nghe: 1372

Với truyện ngắn này, Nguyễn Thu Hằng chỉ đơn giản là kể rành rọt câu chuyện về linh hồn một cậu bé theo chân các bậc cao niên, những người họ hàng đánh đường về dương gian để dự phần giỗ họ. Thế nhưng phải qua mấy trang văn, người đọc, người nghe mới dần dần nhận ra điều đó. Chuyện người trần và người âm lấp loá vào nhau. Những ngày dương gian thỉnh về giỗ họ, những đứa trẻ vô thừa nhận mãi không được thừa nhận, mãi không được dung thân khi không có tên trong văn khấn. Thật tủi lòng! Nhưng may mắn thay và cũng diệu kỳ thay, chúng còn có một nơi chốn chở che dịu dàng và bao dung vĩnh viễn, đó là lòng mẹ. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 30/07/2018).

Truyện ngắn "Vườn quê yêu dấu": Những kỷ niệm thiêng liêng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2018

Lượt nghe: 1534

Hai thế hệ cách xa nhau về tuổi tác. Hai con người đó tưởng như không ăn nhập nhau: một già một trẻ, một cũ một mới, đại diện cho quá khứ và tương lai. Song họ có mối ràng buộc bền chặt đó là tình ruột thịt, cùng chung mảnh vườn xưa và ký ức thiêng liêng. Nhân vật cô gái được tác giả khắc họa mang tính điển hình của lớp trẻ hôm nay: sống thanh thản, lạc quan yêu đời với nhiều khát vọng cống hiến. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 12/02/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30

Văn nghệ thiếu nhi (đang phát)

18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya